Ở Việt Nam, trước năm 1999, chưa nơi nào rơi vào tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Từ năm 1999 đến nay, theo kết quả của Tổng Điều tra dân số năm 1999 và điều tra biến động dân số hàng năm cho thấy tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta có xu hướng tăng lên. Từ 107 bé trai/100 bé gái khi sinh vào năm 1999 lên 110/100 vào năm 2006, 111,5/100 vào năm 2007, 112/100 vào năm 2008, 110,5/100 vào năm 2009 và 111/100 vào năm 2010.[1]
Ở Việt Nam, trước năm 1999, chưa nơi nào rơi vào tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Từ năm 1999 đến nay, theo kết quả của Tổng Điều tra dân số năm 1999 và điều tra biến động dân số hàng năm cho thấy tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta có xu hướng tăng lên. Từ 107 bé trai/100 bé gái khi sinh vào năm 1999 lên 110/100 vào năm 2006, 111,5/100 vào năm 2007, 112/100 vào năm 2008, 110,5/100 vào năm 2009 và 111/100 vào năm 2010.[2]
Việt Nam là một trong ít quốc gia trên thế giới xảy ra tình trạng MCBGTKS. Tỉ số giới tính khi sinh năm 2007 của Việt Nam tương đương với Trung Quốc khi nước này bước vào MCBGTKS năm 1990 (111,5). Các chuyên gia quốc tế cho rằng tỉ số giới tính khi sinh tăng ở những nước có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam (ưa thích con trai hơn con gái) nhưng chưa có nước nào lại có tốc độ gia tăng nhanh như ở Việt Nam.
Theo ông Bruce CampBell- Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đưa ra trong cuộc họp báo về chênh lệch giới tính khi sinh ở Việt Nam (26/12/2010): “Mặc dù tỉ số giới tính khi sinh của các quốc gia khác cao hơn Việt Nam như Ấn Độ là 112, Trung Quốc là 120 và Azerbaijan là 117 nhưng sự mất cân bằng tỉ số này tại Việt Nam lại gia tăng nhanh chóng trong vòng 5 năm trở lại đây, thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới”.
Với tỉ số giới tính khi sinh như hiện nay, trong vòng 20 năm nữa, cơ cấu dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi thừa nam giới và nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Nói cách khác, MCBGTKS có tác động không nhỏ đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc gia. Do đó, việc giảm sự MCBGTKS đang trở nên cấp thiết. Để thực hiện có hiệu quả vấn đề này ở nước ta hiện nay, cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra MCBGTKS.
Theo các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu về MCBGTKS và thực tế ở nước ta, nguyên nhân dẫn tới MCBGTKS có thể được chia thành 03 nhóm nguyên nhân: nhóm nguyên nhân cơ bản, nhóm nguyên nhân trực tiếp và nhóm nguyên nhân phụ trợ. Việc phân nhóm các nguyên nhân như trên dựa vào tính chất và mức độ tác động của chúng đến MCBGTKS. Sự phân chia này mang tính độc lập tương đối. Bởi lẽ, một nguyên nhân có thể được xếp vào nhiều nhóm mà vẫn hợp lý.
1. Nhóm nguyên nhân cơ bản
Cùng với một số nước châu Á, chính bởi tư tưởng Nho giáo truyền thống nối dõi tông đường, có người thờ cúng... đã làm tâm lý ưa thích con trai của người dân Việt Nam trở nên mãnh liệt. Tâm lý này được thể hiện rất rõ trong quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” - có con trai mới được xem là có con, không có con trai là tuyệt tự. Con sinh ra phải mang họ bố (ngoại trừ chế độ mẫu hệ). Nhiều việc lớn trong gia đình đều được hỏi ý kiến con trai và con trai là người có quyền tham gia, quyết định nhất là đối với những việc trọng đại, kể cả đó không phải là con trai trưởng, kinh tế không khá giả, trình độ hiểu biết kém hơn người con gái trong gia đình... Đối với những gia đình có nghề gia truyền, đặc biệt là các nghề bí truyền, việc truyền nghề hầu như chỉ thuộc về con trai - người nối dõi. Quan niệm con trai - nơi nương tựa của cha mẹ lúc về già và “con gái là con người ta”, “con rể là khách”. Khi cha mẹ mất, dù là con gái đầu lòng cũng chỉ được đứng ở sau con trai; chỉ có cháu trai mới được bê bát hương ông bà, con trai mới được ra vào nơi thừa tự, góp giỗ tổ tiên; ngày giỗ cha mẹ, con gái phải góp giỗ cho anh/em trai và tổ chức giỗ tại nhà anh/em trai...Mặc dù những tập tục, quan niệm này cho đến nay đã được giảm nhiều, không còn nặng nề như trước đây, song đã cho thấy một thực tế là: tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, cặp vợ chồng, dòng họ bởi sự tồn tại hàng ngàn năm của nó. Bên cạnh đó, nguyên nhân “nghề của gia đình cần nhân lực lao động là nam giới” để làm kinh tế tốt hơn cũng là yếu tố quan trọng của lòng mong muốn có con trai. Điều này được thể hiện rất rõ đối với vùng biển, mong có con trai để theo nghiệp biển (đi đánh bắt xa bờ, làm kinh tế từ nghề biển, đáp ứng được đòi hỏi về sức lao động của nghề biển), hay ở nghề khai khoáng, lâm nghiệp.
Theo một số nhà nghiên cứu, trong vòng đời của con người, sự bất lực hoàn toàn được thể hiện khi còn nhỏ và lúc tuổi già; chỉ ở tuổi trưởng thành thì năng lực con người mới dồi dào. Và do đó, con người không chỉ kiếm sống cho bản thân mình mà còn phải “có trách nhiệm” hỗ trợ người khác khi họ “yếu thế” để rồi sẽ nhận lại sự hỗ trợ đó ở họ khi mình yếu đuối, bất lực. Nói cách khác, đó là sự hợp tác giữa các thế hệ trong mối quan hệ gia đình để “kẻ yếu và người khỏe đảm bảo an ninh cho nhau ở các giai đoạn khác nhau trong chu trình tăng trưởng và suy thoái của họ”[3].
Có thể nói, đó cũng chính là quan niệm của người Việt Nam được thể hiện qua ngạn ngữ” Trẻ cậy cha, già cậy con”. Hiện nay, quan niệm này vẫn có “sức sống bền bỉ” khi con đường xây dựng thể chế phúc lợi ngoài gia đình (lương và trợ cấp hưu trí, hệ thống nhà băng gửi tiền tiết kiệm, nhà dưỡng lão, khả năng vay tiền ngân hàng...) vừa chậm chạp, vừa không đủ hiệu quả và phủ khắp, nhất là đối với gia đình ở nông thôn, người sống không có lương hưu, làm việc trong khu vực phi chính thức. Thực tế đã cho thấy, hiện nay, phần lớn các thế hệ già và thế hệ trẻ đều dựa vào gia đình và với quan niệm nho giáo, cha mẹ phải dựa vào con trai
Như vậy, nhóm nguyên nhân cơ bản chính là điều kiện “cÇn” - điều kiện tiên quyết để tỷ số giới tính khi sinh tăng lên - tức là MCBGTKS tăng, vì nếu không có nguyên nhân này thì chắc chắn MCBGTKS không tăng lên như hiện nay.
2. Nhóm nguyên nhân trực tiếp
Có thể nói, MCBGTKS ở Việt Nam hiện nay tăng nhanh một phần quan trọng là do người dân sử dụng những dịch vụ lựa chọn giới tính khi sinh hiện đại để can thiệp và chẩn đoán. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến MCBGTKS ở nước ta hiện nay. Vì sao lại khẳng định như vậy?
Như đã trình bày ở phần trên, tâm lý mong muốn có con trai rất mãnh liệt do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo là nguyên nhân cơ bản dẫn đến MCBGTKS ở nước ta. Song, cần phải nhìn nhận và đánh giá khách quan rằng: trước đây, mong muốn có con trai chỉ được thực hiện chủ yếu bằng cách đẻ nhiều con cho đến khi có được con trai mới thôi hoặc lấy thêm vợ để người vợ đó sinh được con trai. “Quy trình” này được thực hiện đòi hỏi phải có khoảng thời gian nhất định, và vì thế, tỷ số giới tính khi sinh ít khi bị mất cân bằng, có chăng là sự chênh lệch không nhiều giữa trẻ gái sinh ra còn sống nhiều hơn so với trẻ trai sinh ra còn sống ở ngưỡng tỉ số giới tính khi sinh trung bình (ngưỡng cho phép). Tuy nhiên, từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, khi các dịch vụ sinh sản bao gồm cả các dịch vụ siêu âm được sử dụng như một phần nội dung chăm sóc trước sinh. Các dịch vụ siêu âm thai nhi đã được sử dụng nhằm mục đích xác định giới tính và đã trở thành rất phổ biến và giá cả rất hợp lý đối với phụ nữ.
Hiện nay, nhiều người vừa muốn sinh ít con lại vừa muốn có con trai nên họ đã lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện mong muốn này. Áp dụng từ lúc bắt đầu chuẩn bị có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn...); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y...); khi đã có thai (sử dụng siêu âm, chọc hút dịch ối...) để chẩn đoán giới tính, khi thai là con trai thì họ giữ lại, còn nếu thai là con gái thì họ bỏ đi...Qua các kết quả nghiên cứu, khảo sát trong những năm gần đây do các cơ quan chức năng, nhà khoa học thực hiện, tỉ số giới tính khi sinh thường cao ở nhiều tỉnh có điều kiện để thực hiện những yếu tố nói trên. Nhiều tỉnh xung quanh Hà Nội như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam... có tỉ số giới tính khi sinh rất cao, điều đó đồng nghĩa với tình trạng MCBGTKS đang “hiện hữu” ở các địa phương này.
Có thể tham khảo ý kiến sau đây về vấn đề nêu trên ở tỉnh Hưng Yên - địa phương đứng đầu trong cả nước hiện nay về MCBGTKS với tỉ số giới tính khi sinh là 130 trẻ em trai/100 trẻ em gái.
Tại 10/10 huyện, thánh phố của Hưng yên đều xảy ra tình trạng MCBGTKS. Tỉ số này đặc biệt cao tại các địa bàn gần Hà Nội, có điều kiện kinh tế. (Ý kiến của bà Hoàng Thị Khuyên, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục Dân số -KHHGĐ tỉnh Hưng Yên trong Hội nghị tập huấn triển khai Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh do Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức tại tỉnh Bắc Giang từ ngày 11-13/10/2011). Báo Gia đình và Xã hội, số 122, ngày 12/10/2011, trang 6. |
Nếu như tâm lý mong muốn có con trai là điều kiện “cần” thì việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong y học lại là điều kiện “đủ” dẫn đến thực trạng MCBGTKS ở nước ta hiện nay. Nói cách khác, chỉ khi có sự kết hợp hai điều kiện này mới xảy ra tình trạng MCBGTKS cao. Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng, các dịch vụ phá thai là hợp pháp và dịch vụ này là một phần nội dung của chương trình sức khỏe sinh sản được tiếp cận rộng rãi, có chi phí thấp nên hầu hết mọi người đều có thể chi trả được cũng là nhân tố “hỗ trợ” khá lớn để kết thúc việc lựa chọn giới tính thai nhi trước khi sinh.
3. Nhóm nguyên nhân phụ trợ
Với nhóm nguyên nhân này, có thể đưa ra một số nguyên nhân cụ thể sau đây:
- Do nhu cầu phát triển kinh tế gia đình
Ở một số vùng, một số ngành nghề, công việc nặng nhọc đòi hỏi sức lao động cơ bắp của người con trai như: đi biển, đánh bắt xa bờ, khai thác khoáng sản... Bên cạnh đó, cấu tạo cơ thể vÒ mÆt sinh häc của con trai (nam giíi) đáp ứng được những khắc nghiệt mà nghề nghiệp đòi hỏi. Vì vậy, đối với những người hoạt động trong các ngành nghề đó, con trai là trụ cột kinh tế của cả gia đình. Do vậy, “nghề cần nhân lực là con trai” cũng là một nguyên nhân dẫn đến MCBGTKS.
- Do chính sách an sinh xã hội chưa đảm bảo
Hiện nay, 70% dân số nước ta sống ở nông thôn, hầu hết không có lương hưu khi về già. Họ cần sự chăm sóc, phụng dưỡng của con cái và trách nhiệm này thuộc về con trai theo quan niệm của người dân Việt Nam.
Trong một số nghiên cứu xã hội học về người già ở Việt Nam đã xác nhận ba nguồn sống chính của người già: một, tự giúp (lao động bản thân hoặc tài sản đã tích lũy từ trước); hai, sự giúp đỡ của con cái; ba, sự chu cấp của nhà nước[4]. Đối với người già ở nông thôn, con cái đóng vai trò quan trọng trong chu cấp cho người già, bằng sự hỗ trợ tài chính, đóng góp công sức. Người chăm sóc chính (chủ yếu) khi người già ốm đau chỉ là vợ/chồng và con cái của họ[5]. Vì vậy, những người không có con trai sẽ cảm thấy lo lắng và rất không yên tâm khi chưa có con trai. Hơn nữa, chế độ, chính sách trợ giúp xã hội, bảo trợ xã hội cho người hết tuổi lao động, người cao tuổi còn nhiều bất cập... cũng làm tăng mối lo của đối tượng này lúc về già. Đây là một thực tế đang được các cơ quan chức năng quan tâm và tìm cách giải quyết, nhất là nước ta chuyển sang thời kỳ dân số già với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Vì vậy, ít đề cập đến phúc lợi trong chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi, nhất là đối với người không có con trai cũng là nguyên nhân dẫn đến MCBGTKS.
- Do chính sách ưu tiên đối với nữ giới chưa được thỏa đáng mà một trong những nguyên nhân cụ thể của nó là do thiếu lồng ghép nội dung MCBGTKS vào các chính sách có liên quan đến bình đẳng giới cũng là nguyên nhân dẫn đến MCBGTKS.
Thực tế hiện nay, mặc dù có pháp luật, chính sách đề cập đến MCBGTKS, song việc triển khai và thực thi trong từng lĩnh vực còn nhiều bất cập, hạn chế cả về nhận thức, năng lực của cơ quan, cán bộ chuyên môn cũng như về cơ chế thực hiện, sự phối kết hợp giữa các ban, ngành, sự đồng thuận của cán bộ LĐQL và người dân...
Do “tâm lý đám đông” và định kiến đối với người không có con trai
Ngạn ngữ Việt Nam có câu “con gà tức nhau tiếng gáy” - câu ngạn ngữ này rất đúng với nguyên nhân từ “tâm lý đám đông” gây ra MCBGTKS. Thực tế cho thấy, không ít người muốn sinh con trai và phải sinh bằng được con trai do tác động của nguyên nhân này bởi chính sự kích động của dòng họ, bạn bè, hàng xóm cũng như sự dồn ép của gia đình, dòng tộc. Đã có không ít những bi kịch mà hậu quả của nó trút xuống đầu người phụ nữ không sinh được con trai như: phải để chồng đi lấy vợ khác, chịu sự hắt hủi, bỏ mặc... của chồng, gia đình nhà chồng và những trường hợp như vậy không phải là hiếm, vẫn còn tồn tại, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tập tục lạc hậu của chế độ phụ hệ .
Theo mét nghiªn cøu x· héi häc, ë ViÖt Nam hiÖn nay, trong mét sè trêng hîp, t¹i mét vµi ®Þa ph¬ng (vÝ dô: x· §¹i §ång, huyÖn Th¹ch ThÊt, tØnh Hµ T©y- nay lµ Hµ Néi) ngêi vî kh«ng cã kh¶ n¨ng sinh con trai nªn hä chÊp nhËn chång lÊy vî hai h¬n lµ nhËn nu«i con nu«i. Nguyªn nh©n: nÕu ®Ó chång lÊy vî hai vµ sinh con trai, th× ngêi vî c¶ vÉn gi÷ ®îc ®Þa vÞ cña m×nh, kh«ng bÞ chång ruång bá. H¬n n÷a, con trai do vî hai sinh ra cã nghÜa vô t«n träng vî c¶ cña cha, coi ®ã nh mÑ ®Î cña m×nh - ngêi mÑ vÒ mÆt x· héi, tuy kh«ng lµ mÑ ®Î theo nghÜa sinh häc cña con trai vî lÏ. V× thÕ nhiÒu phô n÷ kh«ng cã con trai ë ®©y truyÒn tông nhau c©u ca: “bÕ con chång h¬n bång ch¸u hä...[6]
Như vậy, do sợ thua kém người khác vì không có con trai, bị sức ép của gia đình, dòng họ và do vị thế của người phụ nữ bị đe dọa vì không có con trai cũng tác động đến MCBGTKS .
- Do nhận thức chưa đúng về hậu quả của MCBGTKS
Theo nghiên cứu của Bộ Y tế (2010), tình trạng tỉ số giới tính khi sinh chênh lệch cao hiện nay chủ yếu diễn ra ở nhóm gia đình có điều kiện kinh tế xã hội cao.Trong khi ở nhóm nghèo nhất (chiếm khoảng 20% dân số), tỉ số giới tính khi sinh ở mức bình thường là 105,2 trẻ em trai/100 trẻ em gái; còn ở nhóm giầu nhất, tỉ lệ này lên tới 111,7 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Đặc biệt ở lần sinh thứ 3, mất cân bằng giới tính ở nhóm giầu nhất lên tới 132,9 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Đây là một minh chứng rõ ràng rằng, trong lần sinh “vượt kế hoạch” này, nhiều người đã cố gắng để có được con trai. Lo ngại hơn, việc lựa chọn sinh con trai ở nhà giầu, trình độ văn hóa cao đang có dấu hiệu lan dần sang nhóm nghèo theo quy luật lây truyền giá trị xã hội.
Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng MCBGTKS nặng nề ở nhóm dân số có điều kiện kinh tế khá giả do: thứ nhất, về mặt kinh tế, nhóm dân số này có điều kiện hơn khi tiếp cận với các phương pháp lựa chọn giới tính như: áp dụng chế độ ăn uống, siêu âm ngày rụng trứng, thụ tinh nhân tạo, lọc rửa tinh trùng, siêu âm chẩn đoán giới tính thai từ sớm. Thứ hai, họ có áp lực nối dõi tông đường về mặt tài sản. Mặt khác, nhóm dân số có điều kiện kinh tế khá giả thì phần lớn có trình độ học vấn cao hơn hoặc có hiểu biết nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực, thường sinh ít con và do đó, trước mỗi quyết định sinh đẻ, họ sẽ thường tìm cách lựa chọn để đẻ được con trai. Đó chính là nhận thức chưa đầy đủ của người dân thuộc nhóm kinh tế gia đình khá giả về MCBGTKS.
- Một số cán bộ y tế chưa có ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của MCBGTKS
Theo kết quả điều tra biến động dân số ngày 01/4/2010 của Tổng cục Thống kê cho thấy: 75,2% phụ nữ mang thai đã biết giới tính của con mình trước khi sinh, trong đó 99% biết qua siêu âm, 83% biết khi tuổi thai từ 15 đến 28 tuần. Không ít người làm dịch vụ siêu âm thai nhi cho rằng: việc mình thông báo cho người khác biết được giới tính thai nhi là “làm phúc”, là đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của người làm cha, làm mẹ mà không ý thức một cách sâu xa rằng, chính thông báo đó là biểu hiện việc họ vô tình tiếp tay cho hành vi vô đạo đức của những người làm cha, làm mẹ (trong trường hợp tước đoạt đi mạng sống của thai nhi không có giới tính như mong muốn). Từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu dân số và sự phát triển bền vững của gia đình, của xã hội.
- Từ sự quản lý điều hành của cơ quan chức năng
Truyền thông đại chúng là phương tiện tuyên truyền được sử dụng với tần suất lớn trong phạm vi rộng cả về khoảng cách địa lý và đối tượng tiếp nhận trong cộng đồng khi thực hiện việc phổ biến các thông tin mang tính xã hội, trong đó có truyền thông về MCBGTKS.
Thực tế cho thấy, tính chưa toàn diện trong truyền thông về MCBGTKS là ở chỗ: còn nặng về sự thông báo tình hình, số liệu, còn coi nhẹ việc phân tích thấu đáo, đảm bảo tính khoa học... để thu hút sự quan tâm, chú ý cũng như thuyết phục được người nghe, người xem về vấn đề này. Bên cạnh đó, tính chưa toàn diện của công tác truyền thông còn được thể hiện năng lực của cơ quan và cán bộ thực hiện công tác truyền thông về MCBGTKS - một trong những biểu hiện là còn bỏ sót hoặc ít chú ý đến tất cả các đối tượng cần được tuyên truyền (hiện nay, mới tập trung tuyên truyền cho nhóm người trong độ tuổi sinh đẻ). Nói cách khác, việc xác định đối tượng để truyền thông về MCBGTKS còn chưa đủ, chưa thật đúng sẽ dẫn tới hệ lụy là các đối tượng này biết chưa nhiều, hiểu chưa sâu về MCBGTKS, và do đó sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của họ trong việc tích cực tham gia làm giảm thiểu MCBGTKS. Nói cách khác, đây là nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của cơ quan, cán bộ làm công tác truyền thông về MCBGTKS.
Bên cạnh đó, vai trò quản lý của cơ quan chức năng (Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ) cũng là yếu tố có liên quan đến tình trạng MCBGTKS. Đó là: Thiếu các biện pháp để giám sát, các chế tài để xử lý vi phạm về lựa chọn giới tính thai nhi và việc kiểm soát y tế tư nhân về dịch vụ xác định giới tính thai nhi còn yếu
Trên thự tế, việc nạo hút thai được coi là hợp pháp. Bên cạnh đó, việc “mở rộng cửa” cho tư nhân làm dịch vụ y tế, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, siêu âm thai, đã làm cho dịch vụ này hiện nay mọc lên như nấm sau mưa. Hơn nữa, việc thông báo bằng lời giới tính thai nhi ngày càng trở nên “linh hoạt”, “tế nhị”, “giàu hình ảnh” và dễ hiểu như: nếu là thai nhi là con trai thì: lại “quả ớt”, hoàng tử đắt giá; có người chống gậy, khỏi lo nhé...; nếu thai nhi là con gái thì: thị mẹt đấy; công chúa rồi; vịt trời bay xa, cố thêm thằng cu cho có nếp, có tẻ... Tất cả những điều đó gây khó khăn, là trở ngại cho cơ quan chức năng giám sát, quản lý việc thông báo, lựa chọn giới tính thai nhi sớm. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt hành vi này thiếu biện pháp phù hợp, chưa đủ sức răn đe người vi phạm...
Để khắc phục tình trạng MCBGTKS – biểu hiện của hành vi sinh sản, từ các nhóm nguyên nhân nêu trên, cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây:
1. Giải pháp về lãnh đạo, quản lý, điều hành
- C«ng t¸c kiÓm so¸t, ®iÒu chØnh nhận thức về HVSS, từ ảnh hưởng không tích cực của quan niệm hay phong tục tập quán ë níc ta hiÖn nay ph¶i ®îc triÓn khai ®ång bé tõ Trung ¬ng ®Õn ®Þa ph¬ng. TËp trung triÓn khai quyÕt liÖt ë nh÷ng vïng, khu vùc mµ ®Æc ®iÓm nghÒ nghiÖp, phong tôc, tËp qu¸n vµ tÝn ngìng, t«n gi¸o cã ¶nh hëng m¹nh ®Õn nhËn thøc vàthái độ về MCBGTKS của người dân.
- T¨ng cêng sù l·nh ®¹o, chØ ®¹o cña §¶ng vµ chÝnh quyÒn c¸c cÊp, th«ng c¸c nghÞ quyÕt, chØ thÞ, ch¬ng tr×nh hµnh ®éng vµ c¸c v¨n b¶n híng dÉn triÓn khai thùc hiÖn c¸c chñ tr¬ng, chÝnh s¸ch cña §¶ng vµ ph¸p luËt cña Nhµ níc vÒ Pháp lệnh Dân số, Chiến lược quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản, về b×nh ®¼ng giíi, về việc thực hiện và xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư, ở từng gia đình, có liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi phï hîp víi t×nh h×nh kinh tÕ, v¨n ho¸, x· héi của địa phương.
- Phát huy mặt mạnh của tính tự quản và tự chủ của cộng đồng trong việc làm giảm thiểu việc lựa chọn giới tính thai nhi bằng các hương ước, quy ước, quy chế của cơ sở và sự cam kết của người dân để ngăn chặn và xóa bỏ quan niệm, tư duy không có lợi cho hành vi sinh sản trái với tự nhiên này.
- Ngoài cán bộ y tế, cán bộ dân số chuyên trách, cộng tác viên dân số cần tổ chức và triển khai rộng rãi mạng lưới tuyên truyền ở cơ sở,với sự tham gia của cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người làm công tác văn hóa ở địa phương tham gia các hoạt động bài trừ hành vi làm MCBGTKS trong cộng đồng dân cư.
2. Gi¶i ph¸p vÒ luËt ph¸p
- Cã biÖn ph¸p h÷u hiÖu trong c«ng t¸c kiÓm tra, ph¸t hiÖn vµ xö lý nh÷ng c¸ nh©n, tËp thÓ vi ph¹m nh÷ng quy ®Þnh trong LuËt H«n nh©n vµ Gia ®×nh, Ph¸p lÖnh D©n sè, Chiến lược quốc gia Chăm sóc sức khỏe sinh sản, LuËt B×nh ®¼ng giíi… vµ c¸c quy ®Þnh cña ChÝnh phñ và các cơ quan chức năng về lựa chọn giới tính thai nhi .
Đi đôi với quá trình luật pháp hóa bằng văn bản cần thực hiện các biện pháp mang tính hành chính cưỡng chế thông qua các chính sách kinh tế - xã hội như: cho vay vốn sản xuất; bình xét gia đình văn hóa, thôn, bản, ấp, làng, khu phố văn hóa; khen thưởng (cả về vật chất và tinh thần) cũng như có quy định xử phạt hợp lý trong việc thực hiện HVSS, CSSKSS đủ để loại trừ những mặt không tích cực của PTTQ trong lĩnh vực sinh sản và CSSKSS. Thực tế đã cho thấy, PTTQ có sức ỳ rất lớn và do đó, muốn xóa bỏ tập quán cũ, hình thành tập quán mới cần phải có sự can thiệp mạnh mẽ của pháp luật kết hợp với giáo dục. Xét cho đến cùng, PTTQ có cơ sở xuất phát của nó là những quy định… mang tính chất khuôn mẫu, bắt buộc. Vì vậy, cần phải dùng sức mạnh luật pháp để xóa bỏ những PTTQ lạc hậu, đồng thời tạo dựng, duy trì PTTQ mới tiến bộ.
3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục
Cho đến nay, c«ng t¸c th«ng tin, gi¸o dôc, tuyªn truyÒn vÉn ®îc coi lµ mét trong nh÷ng gi¶i ph¸p quan träng hµng ®Çu trong vËn ®éng nh©n d©n kh«ng lùa chän giíi tÝnh thai nhi. Vì vậy, “TiÕp tôc ®Èy m¹nh c«ng t¸c tuyªn truyÒn, gi¸o dôc nh»m lµm chuyÓn biÕn s©u s¾c vÒ nhËn thøc, t©m lý, tËp qu¸n sinh ®Î trong toµn x· héi...” [7] là giải pháp cơ bản và chủ yếunhằm khắc phục, giảm thiểu t×nh tr¹ng MCBGTKS. §ã lµ:
- §Ó kh¾c phôc và giảm thiểu ¶nh hëng không tích cùc cña PTTQ ®Õn HVSS - sở thích sinh con trai, tríc tiªn ph¶i tËp trung vµo c«ng t¸c tuyªn truyÒn, gi¸o dôc n©ng cao ý thøc vµ tinh thÇn chÊp hµnh nghiªm chØnh nh÷ng chñ tr¬ng cña §¶ng, chÝnh s¸ch, ph¸p luËt cña Nhµ níc cã liªn quan về vấn đề nêu trên.
- Tăng cường và coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về bình đẳng giới trong hµnh vi sinh s¶n cho người dân mµ tríc hÕt lµ thay ®æi quan niÖm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “thứ nhất con trai, thứ nhì ông nghè”, “nữ nhi ngoại tộc”..., tøc lµ làm cho mọi người nhận thức lại giá trị của con cái, không phân biệt giới tính con cái, coi đó như một chuẩn mực xã hội mới, là những chuẩn mực cơ bản, không thể thiếu của xã hội hiện đại.
- Trong néi dung tuyªn truyÒn, gi¸o dôc, b»ng nhiÒu biÖn ph¸p nh»m lµm thay ®æi ®îc nh÷ng quan niÖm l¹c hËu vÒ gi¸ trÞ ngêi con trai, hay nãi c¸ch kh¸c lµ ph¶i x©y dùng, t¹o lËp ®îc h×nh ¶nh, gi¸ trÞ míi cña ngêi phô n÷, ngêi con g¸i trong mçi gia ®×nh, trong céng ®ång
- Cần tạo ra được những dư luận xã hội mạnh mẽ, phê phán hành vi lựa chọn giới tính thai nhi đồng thời nêu gương cá nhân, dòng họ, thôn xóm... không vi phạm các quy định về lựa chọn giới tính thai nhi trong nhiều năm kiên tục, nhằm thức tỉnh, giáo dục người dân để họ nhận thấy rằng làm MCBGTKS là đi ngược với trào lưu xã hội hiện nay, ảnh hưởng không tốt đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước cũng như hạn phúc, sức khỏe của chính bản thân gia đình họ.
4. Giải pháp về kinh tế
- Phát huy tối đa nguồn nhân lực tại cộng đồng dân cư, ®Æc biÖt lµ nguån lao ®éng n÷ trong các vùng khu vực, trong ngư nghiệp, lâm nghiệp...
- Có sự đầu tư thích đáng trong việc trợ giúp các hộ gia đình sinh con một bề là gái định hướng nghề nghiệp cho con cái của mình, nhằm hạn chế mức thấp nhất việc phải sinh bằng được con trai để có người làm trụ cột trong phát triển kinh tế gia đình, nối theo nghiệp tổ.
- Không có sự phân biệt giới tính trong tuyển dụng lao động (từ những ngành nghề đặc biệt cần thiết chỉ tuyển chọn lao động theo giới tính )
5. Gi¶i ph¸p vÒ v¨n ho¸ - x· héi
- Tõng bíc x©y dùng vµ ph¸t huy nh÷ng ho¹t ®éng v¨n ho¸, nh÷ng phong tôc, tËp qu¸n tiÕn bé, tÝn ngìng, t«n gi¸o phï hîp víi thuÇn phong mü tôc cña d©n téc ViÖt Nam. Kiªn quyÕt lo¹i bá nh÷ng phong tôc tËp, qu¸n l¹c hËu, nh÷ng nghi lÔ tÝn ngìng, t«n gi¸o mang nÆng mµu s¾c cña sù bÊt b×nh ®¼ng giíi- coi träng nam giíi h¬n n÷ giíi.
- T¨ng cêng ph¸t triÓn hÖ thèng gi¸o dôc, n©ng cao tr×nh ®é häc vÊn cña ngêi d©n, ®Æc biÖt lµ phô n÷ vµ trÎ em g¸i th«ng qua c¸c dù ¸n, c¸c m« h×nh phï hîp víi ®Æc thï kinh tÕ, v¨n ho¸, x· héi. T¹o c¬ héi cho phô n÷ vµ trÎ em g¸i tham gia vµo c¸c ho¹t ®éng gi¸o dôc, viÖc lµm, c¸c ch¬ng tr×nh ch¨m sãc søc khoÎ, c¸c dÞch vô hç trî vÒ tµi chÝnh vµ c¸c lÜnh vùc kh¸c trong cuéc sèng.
- ChÝnh phñ ph¶i cã chÝnh s¸ch hç trî kinh phÝ ch¨m sãc, kh¸m ch÷a bÖnh cho trÎ em g¸i cña c¸c gia ®×nh cã toµn con g¸i. T¹o ®iÒu kiÖn tiÕp cËn vÒ gi¸o dôc cho c¸c gia ®×nh cã toµn con g¸i th«ng qua c¸c ho¹t ®éng nh: khuyÕn häc tµi n¨ng n÷, u tiªn thi tuyÓn vµo c¸c trêng d¹y nghÒ, cao ®¼ng, ®¹i häc vµ cã c¬ chÕ tuyÓn dông lao ®éng cho c¸c lao ®éng n÷ thuéc c¸c gia ®×nh cã con mét bÒ lµ con g¸i.
- ThÝ ®iÓm vµ më réng m« h×nh l¬ng hu, chÕ ®é b¶o hiÓm y tÕ... cho ngêi cao tuæi, tËp trung ®Çu t ë khu vùc kinh tÕ n«ng nghiÖp, ng nghiÖp vµ c¸c cÆp vî chång chØ cã toµn con g¸i.
Các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng không tích cực do MCBGTKS ở Việt Nam hiện nay như đã nêu trên chỉ đưa lại hiệu quả khi nó được xem xét trong mối quan hệ tương tác, có tính đồng bộ. Vì vậy, trong quá trình thực hiện các giải pháp này, không nên coi nhẹ bất cứ một giải pháp nào./.
[1] Viện Xã hội học, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
[2] Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số1999, 2009; Điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm.
[3] Robertson, A.F (1991), Beyond the Family. The Social Orgnisation of Human Reprodution, Cambrige: Polity Press, tr.29
[4] Xem: Bùi Thế Cường (2000) “Ba nguồn lực vật chất cơ bản của tuổi già đồng bằng sông Hồng”, tạp chí Xã hội học, số 1.
[5] Xem Bùi Nguyễn Phương Linh (1993), “Người già ở Việt Nam hôm nay: một vài nhận xét bước đầu”, tạp chí Xã hội học, số 1.
[6] Mai Huy BÝch, “Mét ®Æc ®iÓm vÒ c¬ cÊu vµ chøc n¨ng gia ®×nh ViÖt Nam ë ®ång b»ng s«ng Hång”. Trong: Lijesstrom, R. & T¬ng Lai (Chñ biªn), Nh÷ng nghiªn cøu x· héi häc vÒ Gia ®×nh ViÖt Nam, NXB Khoa häc X· héi, Hµ Néi, 1991.
Nguồn: http://www.gopfp.gov.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét