Kế hoạch số 07/KH-TTDS, ngày 17/3/2014 của Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Hưng Nguyên về Triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại 23 xã, thị trấn năm 2014

          

(Dansohungnguyen.com). Thực hiện Công văn số 129/UBND.VX, ngày 07/3/2014 của Ủy ban nhân dân huyên Hưng Nguyên về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Dân số - KHHGĐ năm 2014. Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên  đã có Kế hoạch số 07/KH-TTDS, ngày 17/3/2014 về Triển khai Chiến dịch  truyền thông lồng ghép cung ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại 23 xã, thị trấn năm 2014; toàn văn kế hoạch như sau:

CHI CỤC DÂN SỐ-KHHGĐ NGHỆ AN
TRUNG TÂM DÂN SỐ - KHHGĐ
HUYỆN HƯNG NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
Số:   07 /KH - TTDS
Hưng Nguyên, ngày  17  tháng  3  năm 2014



KẾ HOẠCH
Triển khai Chiến dịch  truyền thông lồng ghép cung ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại 23 xã, thị trấn năm 2014


Trong những năm qua, Chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ Chăm sóc SKSS/KHHGĐ đã mang lại nhiều hiệu quả, góp phần quan trọng vào thực hiện các chỉ tiêu về Dân số - KHHGĐ.
Thực hiện kế hoạch số: 386/ KH-SYT.DS ngày 10/03/2014, của Sở Y tế Nghệ An về  kế hoạch triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn, vùng đông dân có mức sinh cao tại năm 2014; Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Hưng Nguyên xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghếp cung ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại 23 xã, thị trấn năm 2014” như sau:
I. MỤC TIÊU CỦA CHIẾN DỊCH.
Chiến dịch nhằm tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ. Huy động tích cực sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động và cung ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các xã khó khăn, vùng đồng bào giáo dân, các xã có mức sinh cao góp phần thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu 2014.
 Mục tiêu cụ thể.
- Đảm bảo 90% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn triển khai chiến dịch được tư vấn, cung cấp thông tin về chính sách Dân số, kiến thức về Chăm sóc SKSS/KHHGĐ và các dịch vụ dân số-KHHGĐ
- 100% các cặp vợ chồng ký cam kết thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ theo quyết định 76/2012/QĐ – UBND, ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
- Các xã, thị trấn triển khai chiến dịch phấn đấu hoàn thành 50% chỉ tiêu kế hoạch năm về triệt sản; 100% về đặt dụng cụ tử cung; 80% về thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai năm 2014
- Cung ứng nhu cầu khám phụ khoa cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, hướng dẫn điều trị cho những trường hợp bị mắc bệnh phụ khoa.
- Đẩy mạnh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai, trong đó tập trung tiếp thị Bao cao su, thuốc uống tránh thai Night Happy.
II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH.
1, Địa bàn triển khai:  tại 23 xã, thị trấn.
Năm 2014, Hưng Nguyên không nằm trong diện các đơn vị được hỗ trợ kinh phí thực hiện chiến dịch của chương trình mục tiêu Quốc gia. Kinh phí hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn ngân sách hỗ trợ của địa phương và nhu cầu của đối tượng tham gia.
2, Thời gian triển khai:
Thời gian tiến hành chiến dịch gắn với cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ bắt đầu từ 25/3 đến hết 30/4/2014.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHIẾN DỊCH.
1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai Chiến dịch.
Căn cứ tình hình thực tế của huyện và kế hoạch hướng dẫn của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh. Trung Tâm Dân số - KHHGĐ huyện xây dựng kế hoạch hướng dẫn các xã, thị trấn lập kế hoạch, tổ chức thực hiện Chiến dịch.
1.2. Tuyên truyền, vận động.
+ Trung tâm Dân số-KHHGĐ phối hợp, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, tổ chức nói chuyện chuyên đề, nhằm tạo dư luận ủng hộ việc triển khai chiến dịch. Nội dung tập trung vào chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Dân số-KHHGĐ, các đề án đang được triển khai trên địa bàn, vấn đề chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
+ Xây dựng và cung cấp các sản phẩm truyền thông mẫu sử dụng trong chiến dịch.
+ Triển khai chương trình phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể: HLHPN huyện, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc…
1.3. Tổ chức đội dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ lưu động.
Trên cơ sở kế hoạch và nhu cầu thực tế của các xã, thị trấn; Ban chỉ đạo chiến dịch cấp xã phối hợp với Trạm y tế các xã, thị trấn báo cáo với Trung tâm Dân số-KHHGĐ và Trung Tâm Y tế huyện để thực hiện việc cung ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật tư, thuốc thiết yếu, các biện pháp tránh thai lâm sàng đáp ứng kịp thời cho đối tượng.
1.4. Tổ chức giám sát tại 100% số xã, thị trấn triển khai Chiến dịch.
Tập trung giám sát trước, trong Chiến dịch và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của xã trong quá trình triển khai Chiến dịch; sơ kết, tổng kết Chiến dịch.
2. Tại cấp xã.
2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch:
Căn cứ hướng dẫn kế hoạch và tổ chức thực hiện của huyện, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến dịch tại xã, thị trấn với các nội dung sau:
- Khảo sát lập danh sác đối tượng cần tập trung vận động thực hiện dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ trong chiến dịch.
- Lựa chọn các hình thức truyền thông có hiệu quả về chiến dịch, đặc biệt là các hội nghị truyền thông tư vấn cộng đồng, tư vấn nhóm, tư vấn từng đối tượng cụ thể.
- Phân chia chỉ tiêu cho các xóm, khối tuyên truyền vận động đối tượng đến tham gia chiến dịch.
- Phối hợp với trạm y tế chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện tư vấn và Cung cấp dịch vụ.
2.2. Thành lập Ban chỉ đạo chiến dịch Cấp xã
Do đồng chí Chủ tịch ( hoặc Phó chủ tịch) UBND xã làm trưởng ban, trưởng trạm y tế làm phó ban, viên chức dân số làm ủy viên thường trực, Các ban ngành đoàn thể cấp xã làm thành viên.
2.3. Tuyên truyền vận động tại xã.
- Tuyên truyền trên đài phát thanh của xã, xóm; kẻ vẽ khẩu hiệu, áp phích, băng rôn; cổ động.
- Cung cấp các sản phẩm truyền thông về các nội dung Dân số - KHHGĐ, tờ rơi về các gói dịch vụ cung cấp trong chiến dịch và thời gian, địa điểm tư vấn, cung ứng dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ.
- Tổ chức nói chuyện chuyên đề, tư vấn hộ, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn nhóm tại cá địa điểm theo các nhóm đối tượng cụ thể và tại địa điểm cung cấp dịch vụ.
+ Sau chiến dịch tổ chức sơ kết, biểu dương các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch.
2.4. Tổ chức đăng ký và cung cấp dịch vụ:
 Trong thời gian tuyên truyền vận động trước chiến dịch, tổ chức cho các đối tượng đăng ký nhu cầu thực hiện Dịch vụ Chăm sóc SKSS/KHHGĐ và các loại hình dịch vụ khác thực hiện trong chiến dịch.
Ban chỉ đạo thực hiện chiến dịch cấp xã phối hợp với Trạm y tế lựa chọn đơn vị Y tế có chất lượng chuyên môn đảm bảo việc cung ứng dịch vụ theo nhu cầu của đối tượng.
Trạm y tế xã thông báo thời gian, địa điểm tổ chức cung cấp dịch vụ đến các đối tượng, tổ chức đưa đón đối tượng đình sản đến bệnh viện huyện thực hiện dịch vụ kỹ thuật.
3. Kiểm tra, giám sát Chiến dịch.
- Ban Chỉ đạo Chiến dịch cấp huyện tổ chức giám sát 100% số xã triển khai chiến dịch.
- Nội dung giám sát tập trung vào: Công tác chuẩn bị, tiến độ triển khai các hoạt động, tổ chức tuyên truyền, vận động đối tượng; chất lượng dịch vụ, kết quả cung cấp các dịch vụ. Đặc biệt là các điều kiện đảm bảo tại Ttrạm y tế xã, phát hiện kịp thời những khó khăn vướng mắc để hỗ trợ, xử lý kịp thời.
4. Thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết Chiến dịch.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, tổng hợp báo cáo về thường trực Ban chỉ đạo Chiến dịch cấp huyện theo nguyên tắc: Kết quả thực hiện các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ chỉ bao gồm có người thực hiện trong ngày tổ chức Chiến dịch. Danh sách phải có sự thống nhất và lưu tại trạm Y tế để thuận tiện trong công tác quản lý và theo dõi.
- Báo cáo tiến độ triển khai Chiến dịch trước các ngày 10, 20, 30 hàng tháng trong thời gian tổ chức Chiến dịch.
- Báo cáo sơ kết Chiến dịch gửi trước ngày 30/4/2014
IV. KINH PHÍ TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TẠI 23 XÃ, THỊ TRẤN
1. Đề nghị Huyện hỗ trợ kinh phí thực hiện chiến dịch
Bao gồm:  Tổ chức các hoạt động truyền thông tư vấn vận động. Hỗ trợ kinh phí tiếp thị xã hội các BPTT. Cụ thể như sau:
a, Tổ chức truyền thông vận động tư vấn cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Dân số-KHHGĐ, các đề án đang được triển khai trên địa bàn, vấn đề chăm sóc SKSS/KHHGĐ
b, Hỗ trợ kinh phí tiếp thị xã hội các BPTT năm 2014 ( bao gồm DCTC, TTTT, TUTT, TCTT,BCS) 
2. Nguồn kinh phí dịch vụ có thu theo quy định hiện hành: (Theo nhu cầu của đối tượng, tự nguyện)
Trung tâm Dân số - KHHGĐ phối hợp với trung trung tâm Y tế huyện thực hiện một số dịch vụ có thu theo nhu cầu của đối tượng như sau:
+ Siêu âm                                        +  Đo độ loãng xương
+ Nội soi cổ tử cung                       + Xét nghiệm tiểu đường
+ Xét nghiệm nước tiểu                  + Xét nghiệm dịch âm đạo.
3. Nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ:
Nguồn ngân sách hỗ trợ từ huyện hạn hẹp, chủ yếu đáp ứng được một phần các hoạt động truyền thông chiến dịch. Đề nghị các xã, thị trấn bổ sung thêm ngân sách để thực hiện tốt Chiến dịch, đạt các chỉ tiêu đề ra của năm 2014.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1, Nguyên tắc tổ chức thực hiện triển khai chiến dịch.
- Huyện là cấp điều hành chiến dịch và trực tiếp cung ứng dịch vụ cho cấp xã nếu có yêu cầu.
- Xã là cấp trực tiếp thực hiện Chiến dịch.
- Huy động ở mức cao nhất sự tham gia của cộng đồng.
2, Phân công nhiệm vụ cụ thể:
2.1 Trung tâm Dân sô – KHHGĐ huyện
- Xây dựng kế hoạch cho ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ cấp huyện.
- Tham mưu thành lập BCĐ Chiến dịch cấp huyện.
- Hướng dẫn các xã lập kế hoạch và tổ chức triển khai chiến dịch.
- Tổ chức đoàn giám sát đánh giá cơ sở tổng hợp báo cáo về tỉnh.
- Cung cấp phương tiện tránh thai phi lâm sàng.
2.2. Trung tâm Y tế.
- Chịu trách nhiệm kỹ thuật, phương tiện, y dụng cụ và điều hành đội ngũ cán bộ chuyên môn tư vấn  khám phụ khoa, đặt dụng cụ tử cung.
- Thực hiện an toàn, hiệu quả một số dịch vụ có thu theo nhu cầu của đối tượng: Siêu âm, Nội soi cổ tử cung, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tiểu đường, đo độ loãng xương…
- Chỉ đạo trạm Y tế các xã, thị trấn chuẩn bị địa điểm cung cấp dịch vụ và phối hợp thực hiện khám phụ khoa, cung cấp thuốc tiêm tránh thai khi đối tượng có nhu cầu.
-  Cung cấp phương tiện tránh thai lâm sàng
2.3. Các xã, thị trấn.
Xây dựng kế hoạch thực hiện chiến dịch bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Lập danh sách các đối tượng tham gia các hoạt động của chiến dịch
+ Chuẩn bị địa điểm thực hiện cung ứng dịch vụ.
+ Lựa chọn và quyết định thời gian thực hiện cung ứng dịch vụ phù hợp với đơn vị mình.
+ Tổ chức đưa đón các đối tựng đình sản đến bệnh viện
+ Huy động các ban, ngành, đoàn thể tham gia tuyên truyền, vận động các đối tượng trong diện cần vận động thực hiện KHHGĐ.
+ Cập nhật thông tin, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động của Chiến dịch, lưu trữ hồ sơ quản lý danh sách người thực hiện dịch vụ trên địa bàn.
VI. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUÂT
- Đề nghị UBND huyện đầu tư kinh phí tổ chức thực hiện, Chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung ứng dịch vụ Chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2014 Hưng Nguyên  không được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Đề nghị các xã, thị trấn hỗ trợ kinh phí để thực hiện Chiến dịch đạt các chỉ tiêu kế hoạch mà nhiệm vụ chính trị của đơn vị đã đề ra.
Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ mang một ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về Dân số /KHHGĐ; Vì vậy, yêu cầu các xã, thị trấn tổ chức thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao.

Nơi nhận:
- Chi cục Dân số - KHHGĐ        
- UBND huyện                              Để b/c
- Đ/c Việt – P.CTUBND huyện
- Thành viên BCĐ công tác DS/KHHGĐ huyện
- UBND các xã, thị trấn.
- Trạm y tế các xã, thị trấn.
- Lưu VP
GIÁM ĐỐC


(Đã ký)


Nguyễn Kim Bảng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét